Bạn đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh và muốn chọn một lĩnh vực ít rủi ro, dễ tiếp cận mà lại có sự ổn định quanh năm? Nếu câu trả lời là “có”, thì mô hình cửa hàng mẹ và bé chắc chắn là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. Vậy để bắt đầu hành trình này, cần chuẩn bị những gì? Vốn đầu tư bao nhiêu? Nhập hàng ở đâu? Thiết kế cửa hàng ra sao cho bắt mắt? Tất cả các bước Tư vấn mở cửa hàng mẹ và bé sẽ được One Tech Group chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Vì sao nên kinh doanh cửa hàng mẹ và bé?
Trước khi lao vào “cuộc chơi” kinh doanh, điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ tiềm năng thị trường. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,5 – 1,6 triệu trẻ em được sinh ra, đồng nghĩa với nhu cầu mua sắm các sản phẩm dành cho mẹ bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn duy trì ở mức cao.

Thêm vào đó, xu hướng chăm sóc con cái hiện nay ngày càng được các bậc cha mẹ quan tâm hơn, đặc biệt là những gia đình trẻ có mức sống khá. Họ sẵn sàng đầu tư vào những sản phẩm chất lượng, an toàn cho con – từ sữa bột, tã bỉm đến quần áo, đồ chơi hay thực phẩm chức năng.
Không giống như thời trang hay mỹ phẩm – vốn phụ thuộc vào xu hướng và mùa vụ, sản phẩm mẹ và bé luôn có cầu ổn định. Nếu bạn biết cách xây dựng hệ thống bán hàng và chăm sóc khách hàng hợp lý, lợi nhuận mang lại sẽ rất bền vững. Cùng xem chi tiết các bước tư vấn mở cửa hàng mẹ và bé dưới đây.
Những mặt hàng nên có trong cửa hàng mẹ và bé
Một cửa hàng mẹ và bé bài bản cần có sự phân loại rõ ràng giữa hai nhóm sản phẩm chính: dành cho mẹ và dành cho bé. Càng đa dạng, khách hàng càng có xu hướng ghé lại nhiều lần, từ đó giúp tăng doanh thu và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
Nhóm sản phẩm cho mẹ
- Đồ dùng cá nhân: Băng vệ sinh sau sinh, áo lót cho con bú, gen bụng, đồ lót định hình, quần áo bầu…
- Thực phẩm bổ sung: Sữa bầu, cốm lợi sữa, viên sắt, canxi, DHA…
- Thiết bị hỗ trợ: Máy hút sữa, túi trữ sữa, miếng lót thấm sữa, đai lưng bầu, gối ôm bầu…

Nhóm sản phẩm cho bé
- Đồ sơ sinh: Quần áo cotton, khăn xô, chăn mỏng, tã vải, bao tay – bao chân…
- Tã – bỉm – khăn ướt: Của các thương hiệu uy tín như Merries, Moony, Bobby, Huggies…
- Sữa công thức – ăn dặm: Sữa nội và nhập khẩu, bột ăn dặm, bánh ăn dặm, vitamin D3, kẽm…
- Đồ dùng thiết yếu: Bình sữa, máy hâm sữa, xe đẩy, nôi cũi, ghế ăn dặm…
- Đồ chơi – đồ gia dụng cho bé: Lục lạc, đồ chơi thông minh, chậu tắm, lưới tắm, ghế ngồi vệ sinh…
Việc lựa chọn danh mục phù hợp nên dựa vào khách hàng mục tiêu, quy mô cửa hàng và số vốn ban đầu bạn có thể đầu tư.

Tham khảo:
Các kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa lợi nhuận khủng
Tư vấn mở siêu thị mini chi tiết, vốn ít lời nhiều
Mở cửa hàng mẹ và bé cần những gì?
Dưới đây là 5 bước cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng giúp bạn từng bước hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh cửa hàng mẹ và bé:
Khảo sát thị trường và đánh giá đối tượng khách hàng
Trước khi chọn bán sản phẩm nào, bạn cần tìm hiểu kỹ về:
- Khu vực mình định kinh doanh có đông dân cư, gia đình trẻ không?
- Mức thu nhập trung bình của họ như thế nào?
- Họ thường mua đồ mẹ và bé ở đâu? Mua online hay offline?
- Những thương hiệu đang dẫn đầu thị trường tại địa phương bạn là ai?
Thông tin thu thập được sẽ giúp bạn xác định phân khúc khách hàng (cao cấp, trung cấp, bình dân) và xây dựng chính sách nhập hàng, giá bán, marketing phù hợp.

Lựa chọn mặt bằng
Vị trí là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định lượng khách hàng tự nhiên ghé cửa hàng mỗi ngày. Một số vị trí lý tưởng để mở cửa hàng có thể kể đến như:
- Gần trường mầm non, tiểu học: Những khu vực gần trường học là nơi tập trung nhiều gia đình trẻ, nhu cầu mua sắm đồ mẹ và bé rất cao. Việc đặt cửa hàng tại đây giúp bạn dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu mỗi ngày, đặc biệt vào giờ đưa đón con.
- Gần khu dân cư, chung cư, trung tâm y tế: Các khu dân cư đông đúc, chung cư mới, hoặc gần bệnh viện phụ sản là nơi tập trung đông các bà mẹ đang mang thai hoặc có con nhỏ. Đây là những đối tượng khách hàng cực kỳ tiềm năng và có tần suất mua sắm đều đặn.
- Khu vực dễ dừng xe, mặt tiền rộng, dễ nhìn thấy: Ưu tiên chọn mặt bằng có vỉa hè rộng, chỗ đậu xe tiện lợi để khách hàng có thể ghé vào nhanh chóng, không ngần ngại. Một vị trí có mặt tiền đẹp, dễ nhìn thấy từ xa cũng giúp cửa hàng của bạn nổi bật hơn so với đối thủ.
- Nếu muốn tiết kiệm chi phí: Bạn có thể bắt đầu kinh doanh online trước để thăm dò thị trường và xây dựng tệp khách hàng trung thành. Khi đã có lượng khách ổn định, hãy mở thêm cửa hàng offline nhỏ để tăng uy tín và phát triển doanh số bền vững.

Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, có thể bắt đầu từ mô hình online – sau đó mở cửa hàng offline nhỏ để tăng độ uy tín.
Đặt tên cửa hàng và xây dựng thương hiệu
Tên cửa hàng nên:
- Ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm.
- Gợi liên tưởng đến mẹ – bé, sự chăm sóc, dễ thương (ví dụ: Mẹ Kem, Bé Yêu, Chích Bông…)
- Có thể sử dụng tiếng Anh (Tiny Baby, KidLove, Mammy House…) nếu muốn hướng đến hình ảnh hiện đại.
Đừng quên thiết kế logo riêng, sử dụng màu sắc mềm mại (hồng pastel, xanh mint, trắng kem…) để tạo thiện cảm với khách hàng.

Thiết kế cửa hàng ấm cúng, đáng yêu
Không cần quá cầu kỳ hay đắt đỏ, một cửa hàng mẹ và bé chỉ cần:
- Sạch sẽ, thoáng mát, cùng với đó là sắp xếp gọn gàng.
- Kệ trưng bày chia theo nhóm sản phẩm, có bảng chỉ dẫn dễ hiểu.
- Khu vực ghế chờ, chỗ chơi nhỏ cho bé nếu có điều kiện.
Trang trí nên dùng hình vẽ ngộ nghĩnh, sticker dễ thương hoặc tranh ảnh các em bé đáng yêu để tạo cảm giác thân thiện, gần gũi.

Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên
Nếu cửa hàng của bạn quy mô vừa hoặc lớn, việc có 1–2 nhân viên bán hàng là cần thiết. Ưu tiên tuyển người:
- Nhiệt tình, thân thiện cùng khả năng giao tiếp tốt.
- Có hiểu biết cơ bản về sản phẩm mẹ – bé.
- Sẵn sàng học hỏi, tiếp thu và cập nhật kiến thức mới.
Bạn cũng nên hướng dẫn họ cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để xử lý đơn nhanh và hiệu quả.
Mở cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn?
Số vốn bạn cần để khởi đầu sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, vị trí, danh mục hàng hóa và chiến lược marketing. Dưới đây là mức đầu tư tham khảo cho một cửa hàng nhỏ – trung bình:
Hạng mục | Chi phí dự kiến |
Thuê mặt bằng (3–6 tháng đầu) | 10 – 30 triệu |
Cải tạo và trang trí cửa hàng | 15 – 20 triệu |
Nhập hàng hóa ban đầu | 50 – 70 triệu |
Mua sắm thiết bị (máy tính, kệ trưng bày hàng hóa, POS…) | 20 – 40 triệu |
Nhân sự (1–2 tháng đầu) | 10 – 20 triệu |
Quảng cáo – Marketing | 15 – 30 triệu |
Tổng chi phí khởi điểm | 120 – 200 triệu đồng |
Nếu bạn bắt đầu tại các khu vực tỉnh hoặc vùng nông thôn, chi phí này có thể giảm xuống khoảng 80 – 120 triệu đồng.
Kinh nghiệm mở cửa hàng mẹ và bé từ A – Z
Để tăng tỷ lệ thành công và hạn chế rủi ro, bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm sau từ các chủ shop đã đi trước:
Tối ưu nguồn hàng
- Chọn nhà cung cấp uy tín, có chính sách đổi trả, hỗ trợ marketing
- Ưu tiên sản phẩm có thương hiệu rõ ràng, được nhiều mẹ tin dùng
- Tránh nhập quá nhiều sản phẩm trùng lặp để giảm tồn kho

Kinh nghiệm setup không gian và lựa chọn kệ trưng bày
Không gian trưng bày gọn gàng, đẹp mắt sẽ tạo ấn tượng chuyên nghiệp và giúp khách hàng dễ dàng chọn sản phẩm. Do đặc thù ngành mẹ và bé có nhiều sản phẩm nhỏ, bạn nên chọn kệ linh hoạt, dễ điều chỉnh tầng, như kệ siêu thị lưng tôn, lưng lưới hoặc kệ đôi chia ô. Dưới đây là gợi ý các mẫu kệ phù hợp với từng loại sản phẩm trong cửa hàng mẹ và bé, giúp bạn tối ưu không gian và trải nghiệm mua sắm:
- Kệ siêu thị đơn mặt lưng lưới hoặc lưng tôn đục lỗ: Dùng để treo các sản phẩm nhỏ như: ty ngậm, bình sữa, khăn sữa, đồ chơi treo, dụng cụ vệ sinh cá nhân,… treo bằng móc rất tiện lợi và dễ phân loại.
- Kệ đôi nhiều tầng: Phù hợp với các mặt hàng như quần áo, khăn, tã giấy, hộp sữa,… Thiết kế hai mặt giúp tiết kiệm không gian, khách hàng dễ dàng tiếp cận từ nhiều phía.
- Kệ sắt v lỗ đa năng (để kho): Dùng trong kho chứa hàng để sắp xếp thùng sữa, bỉm, hàng dự trữ theo tầng, dễ quản lý xuất – nhập – tồn.
- Kệ gỗ trưng bày quầy thu ngân hoặc khu trưng bày sản phẩm cao cấp: Dành cho khu vực đẹp, gần quầy thanh toán hoặc khu trưng bày sữa ngoại, đồ ăn dặm nhập khẩu, giúp tạo điểm nhấn.
- Giá treo xoay hoặc kệ mica mini để bàn: Phục vụ cho các vật dụng nhỏ như lược, đồ gặm nướu, phụ kiện thời trang cho bé,… Tạo thêm doanh thu từ các sản phẩm phụ kiện.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp trưng bày chất lượng, bền đẹp và có thể cá nhân hoá theo không gian cửa hàng, One Tech Group – Hotline 0974.021.077 là một gợi ý đáng tin cậy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất kệ siêu thị và giải pháp trưng bày chuyên nghiệp, One Tech cung cấp đa dạng mẫu mã, thiết kế theo yêu cầu, hỗ trợ giao hàng và lắp đặt tận nơi trên toàn quốc.
Tận dụng các mạng xã hội kết hợp sàn thương mại điện tử

Facebook, TikTok, Shopee, Lazada là những kênh tiếp cận khách hàng cực tốt cho ngành mẹ và bé. Đầu tư nội dung, livestream, chạy ads nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tiếp cận hàng nghìn khách hàng tiềm năng mỗi tuần.
Mở cửa hàng mẹ và bé là một hướng đi thông minh trong thời đại mà nhu cầu tiêu dùng cho mẹ và con ngày càng lớn. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng – từ khâu khảo sát thị trường, lựa chọn sản phẩm đến thiết kế không gian và chiến lược marketing.
Hy vọng trong bài viết tư vấn mở cửa hàng mẹ và bé trên, One Tech Group đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bắt đầu hành trình kinh doanh của riêng mình. Chúc bạn sớm có một cửa hàng đông khách, doanh thu khởi sắc và phát triển bền vững