Sữa là một trong những sản phẩm thiết yếu, gần như không thể thiếu trong mỗi gia đình – từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người cao tuổi. Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, mở cửa hàng sữa đang trở thành hướng kinh doanh hấp dẫn được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, để bắt đầu hiệu quả, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ mô hình, mặt bằng, sản phẩm đến trang thiết bị. Trong bài viết này, One Tech Group sẽ tư vấn mở cửa hàng sữa chi tiết để bạn tự tin khởi đầu với cửa hàng của riêng mình.
Nội dung
- 1 Có nên kinh doanh cửa hàng sữa hay không?
- 2 Các hình thức mở cửa hàng sữa phổ biến hiện nay
- 3 Tư vấn mở cửa hàng sữa với 5 yếu tố quan trọng hàng đầu
- 4 Tư vấn chi phí mở cửa hàng sữa phù hợp
- 5 Những điều tuyệt đối không nên làm khi mở cửa hàng sữa
- 6 Liên hệ One Tech Group mua trang thiết bị cho cửa hàng sữa
Có nên kinh doanh cửa hàng sữa hay không?
Mở cửa hàng sữa hiện nay là một lựa chọn kinh doanh tiềm năng khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Theo số liệu từ Nielsen Việt Nam, thị trường sữa đã đạt mức tăng trưởng khoảng 8 – 10% mỗi năm, với sự đóng góp lớn từ các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em và người cao tuổi.
Sữa không chỉ là mặt hàng thiết yếu cho trẻ nhỏ mà còn mở rộng đến nhiều phân khúc như sữa bầu, sữa cho người trưởng thành, sữa cho người già, sữa thể thao, sữa hữu cơ… Điều này tạo nên sự đa dạng lớn về sản phẩm và đối tượng khách hàng.
Với nhu cầu sử dụng liên tục và thói quen mua sữa định kỳ, cửa hàng sữa là mô hình kinh doanh dễ tiếp cận, có dòng tiền đều đặn và dễ mở rộng quy mô nếu vận hành hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn đang có sẵn nguồn vốn đầu tư và chiến lược kinh doanh rõ ràng, việc mở cửa hàng sữa là hướng đi nên cân nhắc nghiêm túc.

Các hình thức mở cửa hàng sữa phổ biến hiện nay
Cửa hàng sữa cá nhân
Cửa hàng cá nhân là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc gia đình quản lý, bán các sản phẩm sữa phổ biến. Những cửa hàng này chuyên phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng địa phương, với quy mô nhỏ đến vừa và chi phí đầu tư thấp.

Đánh giá ưu nhược điểm khi mở cửa hàng sữa cá nhân nhỏ lẻ:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Cửa hàng sữa nhượng quyền, đại lý
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu sữa tại Việt Nam cho phép mở cửa hàng nhượng quyền, đại lý như TH True Milk, Vinamilk, Mộc Châu,… Mô hình cửa hàng sữa hoạt động dưới tên tuổi của một thương hiệu, tất cả các sản phẩm kinh doanh cũng từ thương hiệu lớn nên sẽ nhận được hỗ trợ tốt.

Đánh giá ưu nhược điểm khi mở cửa hàng sữa nhượng quyền, đại lý:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Cửa hàng sữa nhập khẩu
Với những khách hàng có điều kiện, họ thường yêu thích mua sữa nhập khẩu với nhiều thương hiệu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh,… Vì vậy, bạn có thể lựa chọn mở cửa hàng sữa nhập khẩu.

Đánh giá ưu nhược điểm khi mở cửa hàng sữa nhập khẩu:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Như vậy, tùy vào mục tiêu và nguồn lực, mỗi mô hình cửa hàng sữa sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nếu vốn ít, nên chọn cửa hàng nhỏ lẻ; muốn an toàn, nên nhượng quyền; còn nếu hướng đến phân khúc cao cấp, cửa hàng sữa nhập khẩu là lựa chọn đáng cân nhắc.
Tư vấn mở cửa hàng sữa với 5 yếu tố quan trọng hàng đầu
Tìm kiếm mặt bằng để mở cửa hàng sữa
So với các mặt hàng tiêu dùng cơ bản, sữa có giá trị cao hơn nên thường được chọn lựa kỹ lưỡng về mặt bằng kinh doanh, sao cho dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Mặt bằng lý tưởng cần nằm ở khu dân cư đông đúc, gần trường học, khu vui chơi trẻ em hoặc khu vực có nhiều gia đình trẻ.
Ngoài ra, yếu tố dễ nhìn thấy, có chỗ đỗ xe và ít cạnh tranh trực tiếp cũng giúp cửa hàng tăng khả năng bán hàng, thu hút người mua và xây dựng tập khách hàng trung thành.

Setup không gian bán sữa chuyên nghiệp
Hầu hết các cửa hàng sữa đều cần setup không gian sao cho thẩm mỹ, sạch sẽ và khoa học nhằm tạo cảm giác tin tưởng và thoải mái cho khách hàng, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Trong đó, các yếu tố như kệ trưng bày dùng để bố trí hợp lý theo độ tuổi và dòng sản phẩm (sữa trẻ em, người lớn, sữa đặc trị), giúp khách dễ tìm kiếm. Bàn thu ngân nên đặt gần lối ra, thuận tiện thanh toán và quản lý. Banner quảng cáo, biển hiệu, và các standee chương trình khuyến mãi nên được sắp xếp nổi bật, đúng vị trí để thu hút sự chú ý.
Đồng thời, cửa hàng cần giữ không gian luôn thoáng, sạch và dễ di chuyển, đặc biệt với những khách hàng đi cùng trẻ nhỏ. Cách bố trí thông minh không chỉ nâng cao trải nghiệm mua sắm mà còn góp phần gia tăng doanh số hiệu quả.
Chọn sản phẩm sữa và nguồn hàng
Việc chọn sản phẩm sữa phụ thuộc nhiều vào hình thức kinh doanh. Trong đó:
- Với cửa hàng cá nhân nhỏ lẻ, nên nhập các loại sữa phổ biến tại Việt Nam từ nhà máy hoặc đại lý phân phối uy tín để đảm bảo giá tốt và nguồn hàng ổn định.
- Với cửa hàng nhượng quyền, sản phẩm sẽ do thương hiệu cung cấp nên cần chọn hệ thống có sản phẩm được ưa chuộng tại địa phương, tránh tồn kho.
- Với cửa hàng sữa nhập khẩu, nên tập trung vào các dòng sữa ngoại có chứng nhận chất lượng rõ ràng, chọn nhà cung cấp uy tín và kiểm soát kỹ lô hàng để đảm bảo tiêu chuẩn và hạn sử dụng.

Các chiến lược quảng cáo, Marketing phù hợp
Marketing hiệu quả giúp cửa hàng sữa nhanh chóng tiếp cận khách hàng và gia tăng doanh số. Trước tiên, nên triển khai các chương trình khuyến mãi, tặng quà nhân dịp khai trương như tặng bình sữa, ly uống sữa, hoặc giảm giá cho đơn đầu tiên để thu hút sự chú ý.
Vào các dịp lễ, Tết, có thể tổ chức các hoạt động như bốc thăm trúng thưởng, quay số may mắn với quà tặng hấp dẫn để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách mới. Ngoài ra, nên kết hợp quảng cáo online qua Facebook, Zalo hoặc chạy ads Google để tiếp cận nhóm khách hàng tại khu vực gần cửa hàng, đồng thời triển khai bán hàng online, giao hàng tận nơi nhằm tối ưu doanh thu.

Đăng ký kinh doanh và nộp thuế
Khi mở cửa hàng sữa, việc đăng ký kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế là bắt buộc. Chủ cửa hàng cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại UBND quận/huyện với hồ sơ gồm CMND/CCCD, đơn đăng ký và giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh.
Sau khi được cấp phép, cửa hàng phải nộp thuế môn bài (300.000 – 1.000.000 đồng/năm) và có thể phát sinh thuế GTGT, thuế TNCN nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Thực hiện đầy đủ thủ tục giúp hoạt động hợp pháp, thuận lợi mở rộng và được hỗ trợ chính sách từ nhà nước.
Xem thêm: Các bước tư vấn mở cửa hàng tiện lợi chi tiết
Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa lợi nhuận khủng
Tư vấn chi phí mở cửa hàng sữa phù hợp
Chi phí mở cửa hàng sữa phụ thuộc vào quy mô, vị trí và hình thức kinh doanh. Với cửa hàng nhỏ lẻ, tổng chi phí đầu tư ban đầu dao động khoảng 50 – 150 triệu đồng. Trong đó:
- Thuê mặt bằng: 2 – 15 triệu đồng/tháng, tùy vào vị trí và diện tích cửa hàng. Khi bạn đã có sẵn mặt bằng sẽ tiết kiệm được 1 phần chi phí không nhỏ.
- Chi phí nhập hàng lần đầu: 30 – 100 triệu đồng, với mặt hàng sữa nhập khẩu, mức chi phí phải bỏ ra có thể cao hơn.
- Trang thiết bị: Khoảng 15 – 30 triệu đồng, bao gồm kệ trưng bày, tủ mát, quầy thu ngân, bảng hiệu,…
- Chi phí marketing khai trương: 5 – 10 triệu đồng nếu bạn chạy quảng cáo, in tờ rơi, khuyến mãi khai trương
- Chi phí vận hành tháng đầu: Tuy không nhiều nhưng đây là một khoản phí luôn luôn phát sinh. Bao gồm điện, nước, nhân viên,…
- Chi phí nhượng quyền (nếu có): Phí nhượng quyền và các chi phí duy trì thương hiệu (nếu áp dụng).

Nếu kinh doanh theo hình thức nhượng quyền hoặc bán sữa nhập khẩu, chi phí có thể cao hơn vì yêu cầu về hình ảnh, tiêu chuẩn và vốn hàng hóa lớn hơn. Do đó, cần lập kế hoạch tài chính cụ thể để đảm bảo đủ vốn vận hành trong thời gian đầu, tránh rơi vào tình trạng gián đoạn hoạt động khi chưa thu được lợi nhuận.
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mở cửa hàng sữa
Theo tư vấn mở cửa hàng sữa từ các chuyên gia, đây là 6 điều mà bạn không nên làm khi mở cửa hàng sữa, tránh gặp phải các rắc rối:
- Bán sản phẩm hết hạn sử dụng: Việc bán sữa hoặc các sản phẩm sữa đã hết hạn sử dụng là rất nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng mà còn làm tổn hại đến danh tiếng cửa hàng và có thể bị xử phạt.
- Thiếu giấy phép kinh doanh và đăng ký thuế: Mở cửa hàng mà không có giấy phép kinh doanh hợp pháp hoặc không tuân thủ các quy định thuế có thể dẫn đến bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động.
- Không bảo quản sản phẩm đúng cách: Một số sản phẩm sữa cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Nếu không có thiết bị bảo quản đúng cách, sữa có thể hư hỏng nhanh, gây thiệt hại.
- Nhập hàng không có xuất xứ rõ ràng: Nhiều người muốn thu lại mức lợi nhuận cao mà nhập hàng không có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên đây là một điều vô cùng cấm kỵ đặc biệt với ngành hàng sữa, nhẹ thì mất uy tín cửa hàng, nặng có thể bị phạt.
- Không chăm sóc khách hàng: Việc không quan tâm đến dịch vụ khách hàng, như không giải quyết phàn nàn hoặc không tạo cảm giác thân thiện sẽ khiến khách hàng không quay lại và thậm chí truyền miệng những đánh giá xấu.
- Thiếu chiến lược tài chính rõ ràng: Nếu không có một kế hoạch tài chính chi tiết, mở cửa hàng sữa sẽ dễ dẫn đến thiếu vốn và gặp khó khăn trong duy trì hoạt động lâu dài.

Liên hệ One Tech Group mua trang thiết bị cho cửa hàng sữa
Khi mở cửa hàng sữa, bạn có thể liên hệ One Tech Group để được tư vấn và cung cấp đầy đủ các loại kệ trưng bày, quầy thu ngân, biển hiệu và thiết bị trưng bày chuyên dụng. One Tech là đơn vị uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị cửa hàng, nổi bật với:
- Sản phẩm chất lượng cao, được làm từ sắt sơn tĩnh điện và gỗ MDF
- Thiết kế theo yêu cầu, phù hợp với từng mặt bằng và phong cách cửa hàng
- Giá thành hợp lý, hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt toàn quốc.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, tư vấn tận tình, bảo hành rõ ràng.
Với kinh nghiệm đồng hành cùng hàng trăm cửa hàng bán lẻ, One Tech Group sẽ giúp bạn setup không gian khoa học – thẩm mỹ – tối ưu chi phí ngay từ ban đầu.
Một số hình ảnh mẫu kệ trưng bày sữa nổi bật tại One Tech Group:
Trên đây là những tư vấn mở cửa hàng sữa từ các chuyên gia và thực tế kinh doanh để bạn có cái nhìn rõ hơn trước khi quyết định mở cửa hàng sữa. Với nhu cầu ngày càng tăng, nếu chuẩn bị đầy đủ từ mặt bằng, nguồn hàng, setup không gian đến chiến lược kinh doanh phù hợp, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một cửa hàng sữa ổn định và sinh lời bền vững. Chúc bạn khởi đầu thành công!