Thiết kế kho chứa hàng không đơn thuần là việc sắp xếp kệ và đặt hàng hóa vào trong một không gian trống. Đó là cả một quá trình tính toán khoa học, tối ưu hóa diện tích, luồng di chuyển và hiệu quả vận hành. Một kho được thiết kế tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, quản lý hàng hóa dễ dàng hơn và sẵn sàng mở rộng khi quy mô phát triển. Vậy nếu bạn đang có kế hoạch xây dựng hoặc cải tạo kho, những nguyên tắc và quy trình dưới đây sẽ là nền tảng quan trọng để bắt đầu đúng hướng.

Nội dung
1. Vai trò của việc thiết kế kho chứa hàng
Trong chuỗi hoạt động logistics và quản lý hàng hóa, thiết kế kho chứa hàng đóng vai trò quan trọng hơn nhiều người nghĩ. Một bản thiết kế tốt không chỉ giúp tối ưu diện tích mà còn nâng cao hiệu suất vận hành, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn lâu dài.
Chi tiết từng vai trò của việc thiết kế kho chứa hàng đối với các doanh nghiệp:
- Tối ưu hóa không gian lưu trữ: Thiết kế kho bài bản sẽ tận dụng triệt để cả diện tích sàn và chiều cao trần, tăng sức chứa lên đáng kể mà không cần mở rộng mặt bằng.
- Hỗ trợ vận hành hiệu quả: Kho được bố trí logic giúp hàng hóa di chuyển mượt mà, nhân viên thao tác dễ dàng, từ đó rút ngắn thời gian xuất – nhập và giảm sai sót.
- Tiết kiệm chi phí dài hạn: Việc sắp xếp luồng vận hành khoa học để giảm lãng phí nhân lực, thời gian và chi phí vận hành phát sinh trong quá trình sử dụng kho.
- Tăng tốc độ xử lý đơn hàng: Hàng hóa được định vị rõ ràng, xuất nhập theo thứ tự chính xác, đặc biệt quan trọng trong ngành bán lẻ và thương mại điện tử.
- Đảm bảo an toàn hàng hóa và con người: Kho được thiết kế đúng kỹ thuật sẽ hạn chế tai nạn như sập kệ, va chạm xe nâng hoặc rủi ro cháy nổ, bảo vệ cả người lẫn hàng.
- Hỗ trợ kiểm soát và quản lý kho dễ dàng: Phân khu rõ ràng nên khi ứng dụng phần mềm quản lý kho (WMS) hiệu quả, dễ dàng theo dõi tồn kho, vị trí, hạn sử dụng của từng loại hàng.
- Dễ dàng mở rộng hoặc nâng cấp: Thiết kế kho có định hướng dài hạn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp linh hoạt mở rộng, thay đổi công năng mà không ảnh hưởng đến hệ thống chung.’

2. Các mô hình thiết kế kho chứa hàng phổ biến
2.1. Kho thuần lưu trữ
Đây là mô hình kho đơn giản nhất, chỉ phục vụ cho mục đích lưu trữ hàng hóa, nguyên vật liệu hoặc thành phẩm – không tích hợp văn phòng, showroom hay khu xử lý đơn hàng. Thiết kế tập trung vào việc tối đa hóa sức chứa, thường tận dụng tối đa chiều cao trần bằng các loại kệ chịu tải cao như Selective, Drive-in hoặc kệ Double Deep.
Lối đi được bố trí đơn giản, chủ yếu để phục vụ xe nâng hoặc nhân sự kho thực hiện nhập – xuất hàng. Mô hình này ít thay đổi, ít phức tạp, phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất lớn, cần lưu kho hàng hóa dài hạn hoặc lưu trữ hàng tạm thời trước khi phân phối.
Ví dụ: Kho lưu trữ thiết bị cơ khí sử dụng hệ thống kệ Selective cao 6 tầng, không bố trí khu làm việc hoặc khu tiếp khách.

2.2. Kho kết hợp văn phòng
Đây là mô hình rất phổ biến hiện nay, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các đơn vị logistics. Kho không chỉ là nơi lưu trữ mà còn tích hợp thêm khu văn phòng quản lý để điều hành, theo dõi và xử lý các hoạt động xuất – nhập – kiểm kê hàng hóa.
Khu văn phòng thường được đặt ở tầng lửng bên trong kho hoặc bố trí như một khối riêng biệt nhưng liền kề. Thiết kế đảm bảo cách ly tiếng ồn, bụi bẩn từ khu lưu trữ nhằm tạo môi trường làm việc thoải mái cho nhân sự hành chính.
Điểm mạnh của mô hình này là tiết kiệm mặt bằng, rút ngắn khoảng cách giữa quản lý và vận hành, đồng thời dễ dàng mở rộng quy mô khi cần. Mô hình có thể kết hợp linh hoạt với các dạng kho khác như kho lạnh, kho trung chuyển hay showroom.
Ví dụ: Kho của công ty logistics có khu chứa hàng pallet, khu xử lý đơn và văn phòng điều phối đặt trên tầng lửng nhìn trực tiếp xuống khu vực vận hành.

2.3. Kho kết hợp showroom trưng bày
Mô hình này hướng tới trải nghiệm khách hàng và hiệu quả tiếp thị sản phẩm tại chỗ. Bên cạnh chức năng lưu trữ, một phần diện tích kho được thiết kế thành khu trưng bày hoặc tiếp khách hàng đến xem mẫu, ký kết đơn hàng.
Khu showroom thường được bố trí ở mặt tiền hoặc khu vực tầng trệt dễ tiếp cận. Thiết kế nội thất mang hơi hướng thương mại với sàn gỗ, đèn chiếu điểm, vách kính, tạo cảm giác cao cấp và chuyên nghiệp.
Điểm nổi bật là tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng ngoài, đồng thời tận dụng được tối đa kho để phục vụ cả kinh doanh và vận hành.
Ví dụ: Doanh nghiệp nội thất thiết kế kho chứa ở phía sau, phía trước là khu trải nghiệm bàn ghế, sofa với trang trí như một cửa hàng thật.
2.4. Kho kết hợp trung chuyển hoặc xử lý đơn hàng
Mô hình này dành cho doanh nghiệp có tốc độ xử lý đơn hàng cao, lượng hàng lưu lại kho trong thời gian rất ngắn – thường dưới 24 giờ. Kho vừa đóng vai trò lưu hàng tạm thời, vừa là nơi đóng gói, chia hàng, gắn nhãn và chuyển đi ngay trong ngày.
Thiết kế đặc biệt chú trọng đến luồng di chuyển “thẳng”, từ khu nhập -> xử lý -> xuất, giúp rút ngắn thời gian và công đoạn. Ngoài ra, thường có khu đóng gói thủ công, khu chờ shipper, và có thể tích hợp văn phòng để quản lý đơn hàng.
Mô hình thiết kế kho chứa hàng này phù hợp với các đơn vị thương mại điện tử, logistics, chuỗi bán lẻ lớn… cần phản hồi nhanh với khách hàng và thị trường.
Ví dụ: Kho online của chuỗi cửa hàng mỹ phẩm có khu xử lý đơn hàng riêng, bàn đóng gói theo tuyến, nhân viên thao tác 24/7 và văn phòng giám sát phía trên.

2.5. Kho đặc thù theo điều kiện bảo quản
Đây là mô hình kho được thiết kế theo tiêu chuẩn khắt khe về nhiệt độ, độ ẩm, vệ sinh hoặc an toàn, nhằm bảo quản hàng hóa đặc biệt như thực phẩm, thuốc, thiết bị y tế, hóa chất.
Vật liệu xây dựng kho phải đạt yêu cầu: tường – sàn – trần chống nhiệt, cách ẩm, chống mốc hoặc kháng khuẩn. Hệ thống làm lạnh, thông gió và PCCC được lắp đặt bài bản, kèm theo thiết bị giám sát nhiệt độ liên tục.
Kho có thể chia làm nhiều khu với điều kiện bảo quản khác nhau (ví dụ: kho lạnh 2 – 8°C, kho thường 20 – 25°C). Tùy quy mô, có thể tích hợp thêm khu điều hành, văn phòng dược sĩ hoặc phòng thử nghiệm sản phẩm.
Ví dụ: Kho bảo quản dược phẩm đạt chuẩn GSP, chia thành khu lạnh riêng biệt, có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và văn phòng điều hành y tế bên trong.
3. Quy trình trong cách thiết kế kho chứa hàng
3.1. Bước 1: Khảo sát thực tế và thu thập thông tin
Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp hiểu rõ hiện trạng mặt bằng và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Đơn vị thiết kế sẽ khảo sát để đo đạc diện tích, chiều cao trần, vị trí cột, hệ thống cửa ra vào, tải trọng nền, độ thông thoáng, ánh sáng, PCCC và các yếu tố kỹ thuật khác.
Đồng thời, trao đổi với khách hàng để xác định loại hàng lưu trữ, khối lượng tồn kho, tần suất xuất nhập, phương thức vận hành (thủ công hay xe nâng), và có tích hợp khu văn phòng hoặc showroom không. Thông tin thu được sẽ là nền tảng để đề xuất giải pháp thiết kế sát với thực tế, tối ưu chi phí và đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng.
3.2. Bước 2: Đề xuất mô hình kho và bố trí chức năng
Dựa trên dữ liệu khảo sát và mục tiêu vận hành, đội ngũ thiết kế sẽ đề xuất mô hình kho phù hợp: kho thuần lưu trữ, kho kết hợp văn phòng, kho trung chuyển, kho trưng bày, hoặc kho đặc thù.
Đồng thời, tùy vào đặc điểm hàng hóa và quy mô doanh nghiệp, bản vẽ sơ bộ sẽ thể hiện cách phân chia các khu chức năng như: khu nhập hàng, khu lưu trữ chính, khu hàng lỗi, khu xuất hàng, khu xử lý đơn, văn phòng và khu vực phụ trợ.
Luồng di chuyển giữa các khu được bố trí logic, ưu tiên giảm thời gian thao tác và tránh giao cắt giữa người – hàng – xe. Mục tiêu là tạo một hệ thống vận hành khoa học, mạch lạc và dễ mở rộng trong tương lai.

3.3. Bước 3: Lựa chọn hệ thống giá kệ phù hợp
Việc chọn đúng hệ thống giá kệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu trữ, tốc độ xử lý hàng hóa và hiệu quả sử dụng không gian. Tùy vào tải trọng hàng, kích thước kiện hàng, thiết bị sử dụng và luồng vận hành, các loại kệ phù hợp có thể bao gồm: kệ Selective , Drive-in, Double Deep, kệ V lỗ, kệ sàn Mezzanine,…
Đồng thời, lối đi giữa các kệ cũng được tính toán sao cho phù hợp với xe nâng hoặc thao tác tay. Đây là bước then chốt để kho không chỉ lưu được nhiều hàng mà còn vận hành hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

3.4. Bước 4: Thiết kế chi tiết mặt bằng 2D/3D
Khi phương án sơ bộ được chốt, đội ngũ thiết kế sẽ triển khai bản vẽ chi tiết 2D thể hiện rõ vị trí từng giá kệ, khu chức năng, lối đi, cửa kho, khu phụ trợ… Nếu doanh nghiệp muốn hình dung trực quan hơn, bản dựng phối cảnh 3D sẽ được thực hiện để mô phỏng không gian sau thi công.
Thiết kế cần đảm bảo tính khoa học, thuận tiện khi vận hành, và phù hợp với thực tế mặt bằng. Giai đoạn này cũng giúp doanh nghiệp phát hiện các điểm chưa hợp lý để điều chỉnh trước khi bước vào thi công, tránh phát sinh chi phí sửa đổi sau này. Bước thiết kế kho chứa hàng bằng bản vẽ 2D, 3D chính là nền tảng quan trọng để lập kế hoạch đầu tư và triển khai thi công hiệu quả.
3.5. Bước 5: Tính toán thiết bị hỗ trợ và phụ trợ kho
Bên cạnh hệ thống giá kệ kho hàng, kho vận hành hiệu quả cần có thêm nhiều thiết bị hỗ trợ và phụ trợ. Dựa vào quy mô và tính chất hàng hóa, đội ngũ thiết kế sẽ đề xuất các thiết bị như: xe nâng tay, xe nâng điện, pallet nhựa hoặc gỗ, bàn đóng gói, thang thao tác, hệ thống chiếu sáng LED, quạt thông gió, camera giám sát, thiết bị báo cháy và chữa cháy tự động.
Tất cả thiết bị phải phù hợp với điều kiện mặt bằng và ngân sách đầu tư. Nếu kho yêu cầu đặc thù (kho lạnh, kho sạch…), thiết bị phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn. Tính toán đầy đủ thiết bị từ đầu giúp kho hoạt động đồng bộ, an toàn và tránh lãng phí đầu tư lẻ tẻ về sau.
3.6. Thi công và bàn giao kho
Sau khi bản thiết kế được duyệt hoàn chỉnh, bước cuối cùng là triển khai thi công lắp đặt kho theo đúng bản vẽ đã phê duyệt. Đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt kệ, trang bị thiết bị phụ trợ, hoàn thiện các khu chức năng như văn phòng, nhà vệ sinh, lối thoát hiểm… Quá trình này cần được giám sát chặt chẽ để đảm bảo đúng kỹ thuật, tiến độ và an toàn lao động.
Sau khi hoàn thành, kho sẽ được nghiệm thu và bàn giao cho doanh nghiệp, kèm theo hướng dẫn sử dụng, bảo trì và vận hành hệ thống. Nếu tích hợp phần mềm quản lý kho (WMS), đơn vị triển khai cũng sẽ hỗ trợ kết nối và hướng dẫn sử dụng hệ thống để kho đi vào hoạt động trơn tru ngay từ đầu.

Xem thêm: Tiêu chuẩn kho chứa hàng đảm bảo an toàn và vận hành tốt
4. Các nguyên tắc thiết kế kho chứa hàng
Thiết kế kho hàng không chỉ là việc sắp xếp kệ cho gọn gàng, mà cần tuân theo những nguyên tắc rõ ràng để đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Dưới đây là những nguyên tắc cốt lõi bạn không nên bỏ qua:
- Thiết kế luồng di chuyển khoa học: Luồng di chuyển hàng hóa cần mạch lạc, một chiều, hạn chế giao cắt và đảm bảo thao tác thuận tiện cho nhân viên cũng như phương tiện vận hành.
- Phân chia khu chức năng hợp lý: Kho cần được chia rõ các khu: nhập hàng, lưu trữ, xuất hàng, xử lý đơn, văn phòng… giúp luồng công việc trơn tru, tránh chồng chéo hoặc lãng phí không gian.
- Linh hoạt và dễ mở rộng: Thiết kế có khả năng thay đổi hoặc mở rộng khi nhu cầu tăng: dùng kệ lắp ráp, để trống không gian dự phòng và hệ thống điện – chiếu sáng dễ nâng cấp.
- Đảm bảo an toàn và kỹ thuật: Chọn kệ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống PCCC đầy đủ, lối thoát hiểm rõ ràng. Hàng hóa sắp xếp đúng chuẩn, không vượt quá tải trọng hay chiều cao cho phép.
- Dễ dàng quản lý hàng hóa: Kho cần hỗ trợ kiểm kê nhanh chóng, bố trí mã khu vực, biển số lô, dễ kết hợp phần mềm WMS hoặc kiểm tra thủ công bằng máy quét cầm tay.
- Tối ưu chi phí đầu tư và vận hành: Thiết kế cân đối giữa nhu cầu sử dụng và chi phí đầu tư. Ưu tiên giải pháp hiệu quả, dễ bảo trì, tránh lãng phí do dư thừa hoặc không tận dụng hết.

5. One Tech Group – Cung cấp kệ, hỗ trợ thiết kế kho cơ bản
One Tech Group là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các loại kệ kho chất lượng cao như kệ Selective, kệ Double Deep, kệ Drive-in, kệ sàn Mezzanine… phục vụ đa dạng nhu cầu lưu trữ từ kho sản xuất, kho trung chuyển đến kho thương mại điện tử. Không chỉ dừng lại ở sản phẩm, One Tech còn đồng hành cùng doanh nghiệp ngay từ bước đầu với dịch vụ tư vấn và thiết kế kho cơ bản hoàn toàn miễn phí.
Chúng tôi hỗ trợ khảo sát thực tế mặt bằng, tư vấn bố trí luồng di chuyển khoa học, lựa chọn hệ thống giá kệ phù hợp và đưa ra bản vẽ sơ đồ kho trực quan – giúp khách hàng dễ dàng hình dung và triển khai. Với kinh nghiệm thực hiện hàng trăm dự án trên toàn quốc, One Tech cam kết mang đến giải pháp lưu trữ tối ưu, tiết kiệm diện tích và nâng cao hiệu quả vận hành.
Dù bạn đang vận hành một kho nhỏ hay có kế hoạch xây dựng hệ thống kho chuyên nghiệp, One Tech Group sẵn sàng đồng hành từ khâu thiết kế đến thi công hoàn thiện. Hãy để kệ của One Tech không chỉ là nơi đặt hàng hóa, mà còn là nền tảng để doanh nghiệp vận hành trơn tru và phát triển bền vững.

Cách thiết kế kho chứa hàng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ mà còn quyết định hiệu suất vận hành và mức độ an toàn lâu dài. Một bản thiết kế đúng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dễ dàng mở rộng và kiểm soát hàng hóa hiệu quả hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thiết kế và thi công kho hàng bài bản, đừng ngần ngại đồng hành cùng các đơn vị chuyên nghiệp như One Tech Group để biến không gian lưu trữ thành một hệ thống vận hành thông minh và linh hoạt.