Pallet là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về hoạt động lưu trữ và vận chuyển hàng hóa trong logistics. Vậy nên để hiểu rõ hơn về pallet để hàng, hãy cùng One Tech Group theo dõi ngay bài viết dưới đây, cung cấp thông tin về pallet, vai trò, ứng dụng, kích thước và các phân loại phổ biến.
Nội dung
Pallet là gì?
Pallet là gì? Pallet để hàng là một dụng cụ dùng để kê hàng hóa, giúp việc lưu trữ và vận chuyển trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Pallet thường được thiết kế theo dạng hình hộp vuông hoặc hình chữ nhật, với cấu trúc chắc chắn để dễ dàng kết hợp với xe nâng, xe đẩy hoặc các thiết bị di chuyển khác.

Vai trò của pallet trong lưu trữ, vận chuyển hàng
Pallet không chỉ là công cụ kê hàng đơn thuần mà còn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chuỗi logistics – từ lưu trữ, bốc xếp đến vận chuyển hàng hóa. Dưới đây là các vai trò cụ thể của pallet:
- Kê và cố định hàng hóa: Pallet giúp nâng đỡ và cố định hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ, tránh việc hàng bị xô lệch, đổ vỡ. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, giảm thiểu rủi ro hư hại trong chuỗi cung ứng.
- Tối ưu hóa vận chuyển: Pallet để hàng cho phép xe nâng, xe đẩy dễ dàng tiếp cận và di chuyển hàng hóa với tốc độ nhanh chóng, chính xác. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian, giảm công lao động thủ công và nâng cao hiệu quả vận hành.
- Tiết kiệm diện tích kho: Hàng hóa đặt trên pallet có thể xếp chồng lên nhau một cách an toàn, tận dụng tối đa không gian theo chiều dọc. Nhờ đó, doanh nghiệp giảm chi phí thuê kho, đồng thời tăng khả năng lưu trữ trên cùng một diện tích.
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn: Việc sử dụng pallet đóng hàng giúp hàng hóa được kê cao, tránh tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà hoặc nền đất. Điều này hạn chế bụi bẩn, độ ẩm và vi sinh vật, đồng thời tạo môi trường lưu trữ sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc sản phẩm.
- Chuẩn hóa trong logistics: Pallet được sản xuất theo các kích thước tiêu chuẩn quốc tế, để việc xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển bằng container hoặc xe tải trở nên thống nhất và hiệu quả. Sự chuẩn hóa này hỗ trợ rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối quy mô lớn.

Những ứng dụng của pallet để hàng trong thực tế
Kệ pallet để hàng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng hỗ trợ lưu trữ và vận chuyển hiệu quả. Một số ứng dụng phổ biến của pallet có thể kể đến như:
Lưu trữ hàng hóa trong kho
Dùng pallet để sắp xếp hàng hóa một cách khoa học, tạo thành các cụm lưu trữ gọn gàng trên sàn hoặc xếp lên kệ chứa hàng. Khi hàng hóa được kê trên pallet, không chỉ dễ kiểm soát số lượng mà còn nhanh chóng tiếp cận khi cần xuất hoặc kiểm kê. Không chỉ vậy, việc sử dụng pallet trong lưu trữ hàng hóa thường xếp chồng hàng lên nhau để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Trong các kho hàng của công ty sản xuất đồ gia dụng, hàng hóa được đóng thùng và đặt lên pallet, sau đó dùng xe nâng để nâng pallet lên kệ để lưu trữ.

Đóng gói và xuất khẩu hàng hóa
Trong hoạt động logistics quốc tế, pallet giúp hàng hóa ổn định khi đóng gói trong container hoặc lên xe tải. Điều này đảm bảo kiện hàng không bị dịch chuyển, méo mó trong quá trình vận chuyển đường dài, đồng thời dễ dàng bốc dỡ bằng thiết bị chuyên dụng tại cảng biển hoặc kho ngoại quan.
Ví dụ: Khi xuất khẩu cà phê sang châu Âu, các bao cà phê được chất lên pallet, sau đó quấn màng co và đưa vào container để đảm bảo đúng quy cách và dễ kiểm tra khi làm thủ tục hải quan.
Ứng dụng trong siêu thị
Tại các siêu thị, pallet được dùng để kê các sản phẩm đóng kiện như nước đóng chai, giấy vệ sinh, bột giặt… và đặt trực tiếp lên sàn nhà. Nhờ đó, siêu thị có thể tiết kiệm được 1 phần chi phí đáng kể trong việc đầu tư kệ trưng bày. Thêm vào đó, việc tạo thành các khu vực để số lượng hàng hóa lớn cũng thu hút khách hàng, tăng khả năng quảng bá.
Ví dụ: Một siêu thị lớn như Big C thường kê cả pallet hàng ra sàn trưng bày để khách tiện mua, sau khi pallet hết hàng thì đổi bằng lô mới – tiết kiệm được nhân công sắp xếp từng sản phẩm

Xem thêm: Chia sẻ quy cách xếp hàng trên pallet gọn hàng và tối ưu
5 phân loại pallet để hàng phổ biến nhất hiện nay
Pallet sắt sơn tĩnh điện
Pallet sắt sơn tĩnh điện chế tạo từ thép hộp hoặc thép tấm, sau đó được phủ lớp sơn tĩnh điện chống gỉ sét. Loại pallet đóng hàng này có độ bền cao, thường dùng trong các nhà máy, kho lạnh, hoặc kho hàng có hàng hóa tải trọng nặng.

Đánh giá ưu nhược điểm của pallet sắt sơn tĩnh điện:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Pallet sắt mạ kẽm
Pallet để hàng sắt mạ kẽm được xem là loại pallet chất lượng nhất nhưng giá thành vô cùng cao. Sản phẩm làm từ sắt thép sau đó mạ lớp kẽm chống ăn mòn. Chúng thường được ứng dụng trong kho lạnh, môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời vì có khả năng chống oxy hóa rất tốt.

Đánh giá ưu nhược điểm của pallet sắt mạ kẽm:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Pallet gỗ
Trên thị trường hiện nay, pallet đóng hàng gố là loại phổ biến nhất trong ngành vận chuyển và lưu trữ do có mức giá vô cùng rẻ. Các pallet thường được làm từ gỗ thông, keo hoặc gỗ tràm, nên an toàn với môi trường.

Đánh giá ưu và nhược điểm của pallet để hàng gỗ:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Pallet nhựa
Pallet đựng hàng được sản xuất từ nhựa nguyên sinh hoặc nhựa tái chế như HDPE hoặc PP. Chất liệu này đảm bảo yêu cầu về vệ sinh cao nên chuyên ứng dụng trong các kho thực phẩm, kho thuốc hay nhà máy điện tử.

Đánh giá ưu và nhược điểm của loại pallet nhựa:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Pallet giấy
Pallet giấy được làm từ giấy tổ ong hoặc bìa carton ép, thường dùng cho hàng hóa nhẹ, trong ngành in ấn, hàng điện tử nhỏ, mỹ phẩm hoặc trong các chuyến vận chuyển bằng đường hàng không để tiết kiệm trọng lượng. Ngoài ra, pallet để hàng bằng giấy còn dùng để trưng bày hàng tại siêu thị hoặc hội chợ.

Đánh giá ưu nhược điểm của pallet giấy:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Kích thước tiêu chuẩn của pallet để hàng
Dưới đây là một số kích thước phổ thông của pallet, thường được sử dụng rộng rãi trong các kho hàng, nhà máy, trung tâm logistics và hệ thống kệ lưu trữ tiêu chuẩn:
- Kích thước: Dài 1.0m x Rộng 1.0m x Cao 0.135m
- Kích thước: Dài 1.1m x Rộng 1.1m x Cao 0.14m
- Kích thước: Dài 1.22m x Rộng 1.0m x Cao 0.14m
- Kích thước: Dài 1.2m x Rộng 0.9m x Cao 0.135m
- Kích thước: Dài 1.1m x Rộng 1.1m x Cao 0.12m
- Kích thước: Dài 1.2m x Rộng 1.0m x Cao 0.15m
Ngoài các kích thước chuẩn, pallet đựng hàng còn có thể được sản xuất theo kích thước riêng nhằm phù hợp với từng loại hàng hóa, thiết bị lưu trữ hoặc mục đích sử dụng cụ thể của doanh nghiệp.
Có thể thấy, pallet để hàng không chỉ là công cụ hỗ trợ đơn thuần mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Tùy vào nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp có thể lựa chọn loại pallet phù hợp về chất liệu, kích thước và tải trọng. Việc hiểu rõ “pallet là gì” sẽ giúp các đơn vị dễ dàng xây dựng hệ thống kho bãi hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất logistics tổng thể.